Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Những tuyệt chiêu độc lạ để luyện nghe tiếng Anh (Phần 1)

 Chỉ cần có quyết tâm thì khó khăn gì cũng có thể vượt qua, việc luyện nghe tiếng Anh cũng vậy. Tất cả những gì các bạn cần làm là nghe tiếng Anh thật nhiều và tạo thành thói quen hằng ngày. Lợi ích của việc nghe tiếng Anh trong việc phát triển các kỹ năng khác đã được chứng minh.

Tuy nhiên:

  • Bấy nhiêu đó đã đủ động lực khiến cho bạn có thể bật máy lên nghe tiếng Anh mỗi ngày chưa?
  • Và liệu rằng nghe nhiều có chắc là sẽ cải thiện kỹ năng nghe của bạn hay không?
  • Làm thế nào nếu bạn quá lười để kiếm bài nghe cho mình?
  • Và làm thế nào để nghe đúng cách và cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình hiệu quả nhất?

Bí quyết 1: Nghe chủ đề yêu thích, khơi gợi cảm xúc

Chắc hẳn có bạn đã từng mải mê xem, nghe, tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian, và không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào?

Nó có thể là xem 1 trận bóng đá đêm khuya, xem chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật cắm hoa, trang điểm, làm tóc, xem phim hoạt hình, xem hài và các video blog, các chương trình truyền hình thực tế, vv.

Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì cảm hứng tụt dốc không phanh, nghe được 5’ bắt đầu ngáp, nghe thêm 5’ nữa thì dù tai đang nghe nhưng đầu óc thì đang đi du lịch ở nào nó đó mất tiêu luôn rồi. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phải “thánh” lắm thì mới có đủ kiên nhẫn và kỉ luật để nghe những nội dung chán phèo trong các giáo trình tiếng Anh.

Giải pháp cho việc làm những thứ yêu thích và nghe tiếng Anh là kết hợp cả 2 lại với nhau.

Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng, học mà tưởng như chơi. Hứng thú và cảm hứng của bạn luôn ở mức cao. Đây là điều kiện cần thiết để bạn có thể duy trì thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.

Hãy dành 1 chút thời gian tìm kiếm những đoạn phim trên youtube về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh và nghe nó với tất cả sự hứng thú.

Đó có thể là xem trực tiếp 1 trận bóng đá với bình luận tiếng Anh; hướng dẫn nấu các món Việt Nam bởi 1 người nước ngoài; hướng dẫn cắm hoa theo kiểu Tây, Trung Quốc, Ý, Hy Lạp,..; hướng dẫn trang điểm với Michelle Phan. Nếu bạn thích du lịch thì hãy theo dõi những kênh youtube chuyên về những kênh du lịch này. Về cơ bản, bạn có thể tìm thấy MỌI THỨ mình yêu thích để xem và nghe trên youtube và google, cho nên đừng đổ thừa là không có gì để xem nhé!

Một trong những video được nhiều người yêu thích khi học tiếng Anh là những chương trình truyền hình thực tế cực kì hấp dẫn của các nước như Mỹ, Anh, Úc.

  • Về âm nhạc, giải trí: Got Talent, Next Top Model, So you think you can dance;
  • Các chương trình ẩm thực: Master Chef, Hell’s Kitchen; 
  • Về phiêu lưu mạo hiểm không thể không nhắc tới Amazing Race;
  • Về kinh doanh thì số 1 là chương trình The Apprentice. Với chương trình này bạn sẽ học được rất nhiều về lập kế hoạch kinh doanh, làm việc đội nhóm, giải quyết mâu thuẫn. Thậm chí bạn có thể xem xem các phiên bản khác nhau từ Anh, Mỹ đến Asia. Nếu bạn thích khởi nghiệp thì Shark Tank là chương trình sẽ cho bạn nhiều ý tưởng độc đáo, phong cách thuyết trình để bán ý tưởng và cách thuyết phục các nhà đầu tư.

@MasterChef_S5_Fox_14x48_R1_simp[6]

hellskit

apprentice_ver4_xlg

shark-tank-s2-2560x1450_1280x725_331982403718

TARlogo-France

top model

 Dễ dàng tìm được những show truyền hình thực tế hấp dẫn, rất lý tưởng để nghe Tiếng Anh trên youtube

Các chương trình thực tế trên được thiết kế và dàn dựng để lúc nào cũng kích thích, cuốn hút sự chú ý của người xem trong từng tập, cho nên đảm bảo rằng các bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hào hứng và xem chúng không mệt mỏi đấy.

Để đạt hiệu quả cao nhất khi xem, các bạn không xem phụ đề (đa số là chẳng có phụ đề gì đâu). Đừng cố gắng dịch từng câu nghe được sang tiếng Việt, hãy cố gắng đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh. Nếu vẫn không hiểu được thì có thể ăn gian bằng cách bấm vào ô “cc” trên youtube để hiển thị phụ đề tiếng Anh tự động với độ chính xác tầm 90%.

Các chương trình thực tế này sẽ cho bạn cách nhìn tự nhiên nhất về cách mà người bản xứ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.

Với một số chủ đề chuyên sâu như về nấu ăn, kinh doanh, thời trang, chúng còn bổ sung cho bạn vốn từ vựng về chủ đề đó một cách trực quan và sinh động. Ngoài ra các chương trình thực tế dù tên là “thực tế” nhưng đều có kịch bản rõ ràng và có rất nhiều chiêu trò để khơi gợi các cảm xúc mạnh mẽ trong người xem từ yêu, thích, ủng hộ, đến ghét cay ghét đắng, bực bội. Các cảm xúc trên chính là 1 trong những “key hook” – cái móc chính để bạn luôn gắn bó với chương trình.

Ngoài các chương trình thực tế, các bài nói chuyện của các diễn giả nổi tiếng cũng mang lại nhiều cảm xúc tích cực trong bạn. Chúng khiến bạn càng xem càng ghiền và học được rất nhiều để hoàn thiện bản thân. 

Bí quyết 2: Chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ 

Chưa tập bò đừng vội tập chạy.” Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm. Tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh. Nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản. 

Với một đứa trẻ bản xứ nói tiếng Anh 4 tuổi, không ai cho nó tập nghe bằng cách cho nó chương trình CNN giờ cao điểm hoặc đọc Harry Potter cho nó nghe. Thay vào đó, người lớn sẽ chọn những nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ.

Khi nghe một nội dung, lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.

Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy chán nản, không còn động lực học tập. Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.

Để có thể chọn cho mình nội dung nghe phù hợp, cần thiết phải biết trình độ hiện tại của mình đang ở đâu. Chuẩn đánh giá tiếng Anh phổ biến và thông dụng nhất là theo Khung tham chiếu chung của Châu Âu (CEFR). Theo khung này, trình độ tiếng Anh chia làm 6 bậc từ thấp đến cao gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Tìm hiểu thêm về CEFR trong đoạn video sau: https://youtu.be/UAehOcVfr3Y

cefr for listening

Trong tiếng Anh, các bài kiểm tra như TOEIC, TOEFL, IELTS được nghiên cứu và phát triển rất kỹ để đánh giá 1 cách chính xác nhất năng lực tiếng Anh của ứng viên. Điểm thi TOEIC, TOEFL, IELTS cũng được chuyển đổi khá rõ ràng qua khung tham chiếu chung của Châu Âu. Đề thi thử của các bài kiểm tra này đầy trên mạng, bạn có thể làm thử và tự chấm điểm. Sau đó hãy đối chiếu với bảng sau để biết được trình độ nghe hiện tại của mình nhé.

cerf for toeic, ielts

Nếu lười tìm kiếm đề thi thì bài kiểm tra 10′ của Exam English cũng cung cấp đánh giá tương đối chính xác cho kỹ năng nghe tiếng Anh của bạn.

Khi đã biết trình độ của mình ở đâu rồi, việc tìm các nội dung nghe phù hợp với trình độ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể google để tìm kiếm các bài nghe theo trình độ của CEFR với từ khoá “English listening material for CEFR level” hoặc đơn giản là “[basic/advanced] listening material”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© CopyRight 2015. All rights resevered. Designed by Luyện Thi Trực Tuyến